Hiện nay, pháp luật Việt Nam có rất nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ các nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Chính bởi những ưu đãi, hỗ trợ đầu tư này mà thị trường Việt Nam đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Thành Đô sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin tư vấn về “Các hình thức hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam”.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật đầu tư số 61/2020/QH14;

– Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

– Nghị định số 29/2021/NĐ-CP Quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;

– Các văn bản pháp luật có liên quan khác.

Các hình thức hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam
Các hình thức hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam

II. CÁC HÌNH THỨC HỖ TRỢ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

2.1. Các hình thức hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam

Nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam sẽ được hưởng những chính sách về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật đầu tư nói riêng. Đối với những hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam được thực hiện qua các hình thức sau:

(1) Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư;

– Tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và vốn tín dụng ưu đãi để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp.

– Đối với dự án trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, nhà nước có chính sách hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi và áp dụng các phương thức huy động vốn khác để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế, khu công nghệ cao.

(2) Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;

(3) Hỗ trợ tín dụng;

(4) Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của cơ quan nhà nước;

(5) Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;

(6) Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;

(7) Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.

2.2. Chính sách hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam

– Tùy thuộc vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội và khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ quy định chi tiết việc hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác.

– Ngoài ra, để khuyến khích phát triển một số dự án đầu tư có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội, một số đối tượng còn được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư đặc biệt như sau:

– Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

– Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.

* Lưu ý: Chính sách hỗ trợ đầu tư đặc biệt không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

– Dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành;

– Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;

– Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền;
– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề hình thức hỗ trợ đầu tư:

Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho nhà đầu tư

Thủ tục thực hiện dự án đầu tư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề các hình thức hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam. Trường hợp bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này cần được giải đáp hoặc cần hỗ trợ về tư vấn đầu tư xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Thành Đô qua hotline 0919 089 888 hoặc theo địa chỉ email: luatsu@luatthanhdo.com.vn để được hướng dẫn chi tiết.

Đánh giá bài viết này