- Chuyên mục: Tư vấn luật hôn nhân
- Ngày đăng: 13/10/2020
- Tác giả: Ban biên tập
Hiện nay, hiện tượng ngoại tình khi đang có quan hệ vợ chồng diễn ra khá phổ biển, đã dẫn đến việc mâu thuẫn vợ chồng ngày càng gia tăng, nhiều trường hợp dẫn đến ly hôn. Liên quan đến thắc mắc của đại đa số quý độc giả về việc “Có thể kiện chồng và bồ ngoại tình không? Phân chia tài sản khi chồng ngoại tình?” Luật Thành Đô trả lời như sau:
I. CÓ THỂ KIỆN CHỒNG VÀ BỒ NGOẠI TÌNH KHÔNG ?
Quan hệ hôn nhân được xác lập và được pháp luật tôn trọng và bảo vệ Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó hành vi: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.” Đây là một trong những hành vi bị cấm, mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình đều bị xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật.
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 có quy định: “Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
Do đó, để có thể xử phạt đối với hành vi của chồng bạn và người phụ nữ kia, bạn cần chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ chứng minh 2 người đó có hành vi sống chung như vợ chồng hoặc kết hôn với nhau. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết mới có căn cứ để tiến hành điều tra, làm rõ tính chính xác của vụ việc.
Khi Tòa án xem xét ai là người có quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn cần căn cứ vào độ tuổi của bé; điều kiện về kinh tế của cha và mẹ; khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của cha và mẹ; điều kiện sống của con sau khi cha, mẹ ly hôn. Đối với hành vi vi phạm của chồng bạn, Tòa án có thể cân nhắc, đánh giá về nhân thân của người cha có đủ khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi được trực tiếp nuôi con hay không.
Việc giao con cho cha hay để mẹ nuôi còn phụ thuộc vào phán quyết cuối cùng của Tòa án khi Tòa án đã xem xét các yếu tố trên để lựa chọn ra người phù hợp, tốt hơn cho sự phát triể của đứa trẻ.
II. PHÂN CHIA TÀI SẢN KHI CHỒNG NGOẠI TÌNH ?
Khi chồng bạn ngoại tình, bạn có quyền ly hôn và phân chia tài sản. Theo quy định pháp luật Hôn nhân gia đình thì việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Nguyên tắc chia tài sản vợ chồng khi giải quyết ly hôn được quy định cụ thể như sau:
Điều 23 Luật hôn nhân và gia đình 52/2014/QH13 có quy định cụ thể như sau:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung”.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn