- Chuyên mục: Tư vấn doanh nghiệp
- Ngày đăng: 03/03/2023
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Kinh tế nhà nước là một thành phần quan trọng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Trong kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy vậy, vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ về doanh nghiệp nhà nước, và các điều kiện để làm tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước là gì. Trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Luật Doanh nghiệp 2020
II. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC LÀ GÌ?
Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“11. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”
Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Có 2 loại doanh nghiệp nhà nước:
– Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (trừ doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ).

III. TIÊU CHUẨN TỔNG GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Tiêu chuẩn giám đốc, tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
– Không thuộc các đối tượng sau:
+ Cán bộ, công chức, viên chức
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
– Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
– Đối với doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (trừ doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) và công ty con của doanh nghiệp nhà nước, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc còn phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện không được là người có quan hệ gia đình của
+ Người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ;
+ Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.
Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
22. Người có quan hệ gia đình bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng.
Bài viết cùng chủ đề:
Kinh doanh không giấy phép bị xử phạt như thế nào?
Điều kiện kinh doanh dịch vụ internet
Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề điều kiện làm Tổng giám đốc Doanh nghiệp Nhà nước, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0919 089 888 để được hỗ trợ giải đáp.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn