- Chuyên mục: Tư vấn doanh nghiệp
- Ngày đăng: 09/07/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Hiện nay, với vai trò quan trọng của bảo hiểm thì nhu cầu mua bảo hiểm ngày càng nhiều. Tuy nhiên không phải tất cả những đối tượng muốn mua bảo hiểm đều có hiểu biết về bảo hiểm, do đó họ sẽ thuê một bên thứ ba để thay mình thực hiện các công việc liên quan đến tư vấn, giao kết hợp đồng bảo hiểm, đó là bên môi giới bảo hiểm. Vậy môi giới bảo hiểm cụ thể là gì, quy định về thành lập Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như thế nào?
Sau đây Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết về “Thành lập Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm” để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
I. Cơ sở pháp lý
– Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010;
– Nghị định số 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi.
II. Thành lập Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
2.1. Quy định chung về môi giới bảo hiểm
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo Điều 90 kinh doanh bảo hiểm thì nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm các hoạt động sau:
– Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;
– Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm;
– Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm;
– Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ được thực hiện các hoạt động trong phạm vi quy định này, những hoạt động nằm ngoài những quy định này những doanh nghiệp vẫn thực hiện sẽ được coi là trái pháp luật.

2.2. Hồ sơ, thủ tục thành lập Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Tại Điều 93 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về Cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:
* Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
Căn cứ điều 63 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2020:
– Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
– Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2020;
– Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
– Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
– Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.
* Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
– Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
– Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
– Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
– Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
– Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.
* Thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động:
– Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền cụ thể là Bộ Tài chính.
– Bước 2: Bộ Tài chính nhận hồ sơ. Hồ sơ được Bộ Tài chính chấp thuận phải là hồ sơ hợp lệ.
– Bước 3: Trả lời kết quả
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do. Nếu doanh nghiệp không đồng ý với quyết định của Bộ tài chính có thể thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật tố cáo, khiếu nại.
Như vậy, Doanh nghiệp muốn thành lập Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện thành lập doanh nghiệp và phải tiến hành thực hiện các hồ sơ và thủ tục thành lập theo đúng quy định pháp luật.

Bài viết cùng chủ đề:
Hồ sơ trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp bảo hiểm
Địa chỉ trụ sở chính công ty có được đặt tại chung cư không?
Trên đây, là bài viết của Luật Thành Đô về “Thành lập Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm”. Đến với Luật Thành Đô, Quý khách sẽ được tư vấn chi tiết và đồng hành trong suốt quá trình hoạt động của Công ty.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn