Hiện nay, đối với doanh nghiệp hoạt động trong dịch vụ việc làm thì các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm được nhiều doanh nghiệp quan tâm tới. Việc kinh doanh, hoạt động trong lĩnh việc làm các doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của hoạt động dịch vụ việc làm và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.

Tuy nhiên do một số trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm, giải thể, bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản hay do vi phạm quy định của pháp luật dẫn tới thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Để làm rõ hơn vấn đề này, Luật Thành Đô xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết: Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật Việc làm năm 2013;

Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 điều 37 và điều 39 của luật việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm;

Văn bản pháp luật khác có liên quan.

Thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

II. CÁC TRƯỜNG HỢP THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 21 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm trong các trường hợp sau:

(1) Chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm theo đề nghị của doanh nghiệp;

(2) Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản;

(3) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(4) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;

(5) Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày bị xử phạt lần đầu tiên hoặc cố tình không chấp hành quyết định xử phạt;

(6) Doanh nghiệp có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp;

(7) Không đảm bảo một trong các điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm;

(8) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định chủ thể có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.

Bài viết cùng chủ đề:

Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Thủ tục xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

III. THỦ TỤC THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM 2021

3.1. Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm trong các trường hợp (1), (2), (3) đã nêu tại Mục II trên đây

Căn cứ theo Khoản 3 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm trong các trường hợp này bao gồm các bước sau:

Bước 1:

Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép đối với trường hợp: Chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm theo đề nghị của doanh nghiệp; Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản và trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Văn bản đề nghị thu hồi giấy phép theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP;

– Giấy phép đã được cấp hoặc văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm đối với trường hợp giấy phép bị mất;

– Báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP.

Bước 2:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép của doanh nghiệp. Quyết định thu hồi giấy phép theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP.

3.2. Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm trong các trường hợp (4), (5), (6), (7) và (8) đã nêu tại Mục II trên đây

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 21 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm trong các trường hợp này bao gồm các bước sau:

Bước 1:

Khi phát hiện hoặc theo yêu cầu của kiến nghị thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp thuộc trường hợp (4), (5), (6), (7), (8) đã nêu tại Mục II trên đây , Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực hiện kiểm tra, thu thập các bằng chứng liên quan hoặc nghiên cứu hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;

Bước 2:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có trách nhiệm nộp lại giấy phép cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Lưu ý: Doanh nghiệp không được cấp giấy phép trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép vì vi phạm các nội dung sau:

– Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;

– Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày bị xử phạt lần đầu tiên hoặc cố tình không chấp hành quyết định xử phạt;

– Doanh nghiệp có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp;

– Không đảm bảo một trong các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này;

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Chuyên mục: Tư vấn giấy phép

Trên đây là bài tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề: Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc, băn khoăn nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô để được hướng dẫn và giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết này