Với xu thế toàn cầu hoá, nhu cầu về học ngoại ngữ ngày càng trở nên cần thiết. Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh ngoại ngữ đang là lĩnh vực rất phát triển và thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn băn khoăn, lúng tủng trong việc đầu tư nước ngoài có được phép thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam hay không?

Làm thể nào để người nước ngoài thành lập trung tâm ngoại ngữ ở Việt Nam. Công ty Luật Thành Đô trân trọng gửi đến quý bạn đọc bài viết: “Người nước ngoài có được phép thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam không?”

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật đầu tư 2020;

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

– Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

– Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP;

– Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24/08/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Người nước ngoài có được phép thành lập trung tâm ngoại ngữ không?
Người nước ngoài thành lập trung tâm ngoại ngữ

II. NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TẠI VIỆT NAM?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định:“Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân nước ngoài) được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 2 thông tư 21/2018/TT-BGDĐT quy định:“Trung tâm ngoại ngữ, tin học có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn để thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, được phép sử dụng con dấu và tài Khoản riêng.”

Căn cứ vào quy định trên của pháp luật, có thể thấy người nước ngoài được phép thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại ngữ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên để thành lập được trung tâm ngoại ngữ nhà đầu tư còn phải đáp ứng điều kiện của Luật đầu tư và Nghị định 86/2018/NĐ-CP về hợp tác đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và các quy định khác của pháp luật Việt Nam về thành lập trung tâm ngoại ngữ.

Bài viết cùng chủ đề:

Quy định về cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ

Điều kiện thành lập chi nhánh trung tâm ngoại ngữ

III. ĐIỀU KIỆN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI TẠI VIỆT NAM

Người nước ngoài thành lập trung tâm ngoại ngữ ở Việt Nam ngoài việc phải đáp ứng điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam như: phải có giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, điều kiện về vốn, điều kiện về ngành nghề thì người nước ngoài cũng phải đáp ứng các điều kiện về thành lập và hoạt động trung tâm ngoại ngữ như nhà đầu tư Việt Nam.

3.1. Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị

Đề nhà đầu tư nước ngoài thành lập được trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam, một trong những điều kiện đó là điều kiện về cơ sở vật chất phải đảm bảo cho chất lượng giáo dục gồm:

– Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy;

– Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/người học đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn;

– Có văn phòng của ban giám đốc, lãnh đạo, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác.

– Đối với trung tâm có vốn nước ngoài sử dụng cơ sở vật chất đi thuê thì được phép thuê cơ sở vật chất ổn định thời gian ít nhất 5 năm và phải đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật.

(Điều 36 Nghị định 86/2018/NĐ-CP)

3.2. Điều kiện về chương trình giáo dục

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 86/2018/NĐ-CP về chương trình giáo dục phải đáp ứng được các điều kiện gồm:

– Nội dung chương trình giáo dục phải ưu tiên mục tiêu giáo dục hàng đầu, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

– Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy: Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn của nước ngoài;

3.3. Đi3. giáo d giám điáo dục có v

Có nhân thân t c;

– Có năng lhân t có vố

Đ năng lht trong các điều kiện sau:

  • Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ;
  • Tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;

– Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

3.4. Điều kiện về đội ngũ giảng viên

Căn cứ theo quy định tại điều 48 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 135/2018/NĐ-CP cùng với quy định tại thông tư 21/2018/TT-BGDĐT đội ngũ giảng viên của trung tâm ngoại ngữ phải phải đáp ứng:

“Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm”. Theo đó, tiêu chuẩn của giáo viên cụ thể:

– Giáo viên của trung tâm ngoại ngữ, tin học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người bản ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể), người nước ngoài.

– Đối với giáo viên là người Việt Nam phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

+ Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

– Đối với giáo viên là người bản ngữ ngoại ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể): Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

– Đối với giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ đáp ứng một trong các điều kiện:

+ Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

+ Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;

+ Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

3.5. Điều kiện về đặt tên trung tâm ngoại ngữ

Căn cứ theo quy định tại điểm 2 Điều 4 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT, việc đặt tên cho trung tâm ngoại ngữ phải tuân theo các quy định sau:

(1) Trung tâm ngoại ngữ, tin học + Tên riêng;

(2) Tên riêng của trung tâm không được trùng với tên riêng của trung tâm đã thành lập trước đó; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

(3) Trung tâm ngoại ngữ có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.

(4) Tên của trung tâm ngoại ngữ được ghi trên quyết định thành lập trung tâm, con dấu, biển hiệu và các giấy tờ giao dịch của trung tâm.

3.6. Một số điều kiện khác

– Khi thành lập trung tâm ngoại ngữ có nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong lĩnh vực giáo dục.

– Phải Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Không được phép hợp tác, đầu tư các ngành đào tạo liên quan đến an ninh, quốc phòng, chính trị và tôn giáo.

Như vậy, người nước ngoài hoàn toàn được phép thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật gồm:

– Là công dân thuộc các nước thành viên của WTO;

– Đáp ứng đủ các điều kiện về thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam được đề cập trong mục III bài viết.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Chuyên mục: Tư vấn giấy phép

website: Luatthanhdo.com

Trên đây là một số tư vấn của công ty Luật Thành Đô liên quan đến “Người nước ngoài có được phép thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam không?”. Với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tin tưởng sẽ làm hài lòng Qúy khách hàng.

Đánh giá bài viết này