Thủ tục xin cấp sổ đỏ và thủ tục tách thửa, gộp thửa đất là những thủ tục thường gặp và cũng là những thủ tục được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, công ty Luật Thành Đô xin được giới thiệu thủ tục hợp nhất sổ đỏ một cách đầy đủ nhất để Quý khách hàng tham khảo.

1. Tư vấn về thủ tục gộp thửa đất, xin cấp sổ đỏ ?

Gia đình em ở Hà Nội. Vào năm 2002 bà ngoại em có chia đất cho các con trong gia đình làm nhà và mỗi người con đều đã có giấy chứng nhận sử dụng đất của riêng. Nhà em có diện tích nhỏ nhất và cổng đi hơi chật chừng 25m2. Phần đất còn lại không được chia và bà ngoại em vẫn đứng tên khoảng 86m2.

Toàn bộ đất đai đều là đất thổ cư. Nay bà ngoại em đã mất và bà em có để di chúc lại 86m2 đấy cho tất cả các con đẻ cùng trông nom. Mảnh đất của nhà em và của bà ngoại là liền kề nhau. Đến nay, các cô, bác trong nhà đều thống nhất chia thêm ở phần đất 86m2 đấy cho gia đình em thêm 3m2 để đi lại cho rộng rãi hơn. Vậy luật sư cho em hỏi việc này có thực hiện được không? và thủ tục để xin nhập phần đất 3m2 đấy vào đất của nhà em và thủ tục để cấp đổi sổ đỏ mới sau khi nhập phần đất đó như thế nào? Em xin cảm ơn và mong nhận được sự giải đáp của luật sư. Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Để thực hiện hợp thửa đất, bạn cần căn cứ Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai:

Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã ….

Theo đó, căn cứ khoản 11 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị bao gồm:

Đơn đề nghị hợp thửa theo mẫu số 11/ĐK

Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.

Ngoài ra cần có CMND/CCCD để xuất trình khi cần thiết.

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ, bạn gửi đến văn phòng đăng ký đất cấp huyện để giải quyết.

Tư vấn thủ tục hợp nhất sổ đỏ năm 2021
Tư vấn thủ tục hợp nhất sổ đỏ

2. Trình tự, thủ tục tiến hành hợp nhất sổ đỏ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị 1 bộ hồ sơ như hướng dẫn ở trên thì tiến hành nộp hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (nộp tại bộ phân một cửa nếu tại địa phương bộ phận một cửa)

Đối với trường hợp Địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận một cửa thì nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền (như hướng dẫn ở trên) có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và điền thông tin vào sổ tiếp nhận, trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hay không hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định pháp luật

Bước 3: Tiến hành giải quyết yêu cầu

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành:

– Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

– Lập hồ sơ trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới hợp thửa;

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Trao giấy chứng nhận

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Thành Đô, Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.1958 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ luật sư công ty Luật Thành Đô.

Trân trọng./.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
5/5 - (1 bình chọn)