- Chuyên mục: giấy phép lữ hành
- Ngày đăng: 14/10/2020
- Tác giả: Ban biên tập
Du lịch là ngành dịch vụ được các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam công nhận là nền công nghiệp sạch. Việt Nam trong những năm gần đây đã quảng bá rất tốt du lịch do nắm bắt được xu hướng dịch chuyển trên toàn cầu và tận dụng thế mạnh về cảnh đẹp thiên nhiên cũng như con người. Hoạt động du lịch vì thế cũng “trỗi dậy” mạnh mẽ. Các tour trong nước và quốc tế có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Để đảm bảo hoạt động du lịch phát triển bền vững, ngày 19 tháng 6 năm 2017 Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật du lịch 2017 thay thế Luật du lịch 2005. Theo đó, các doanh nghiệp khi kinh doanh hoạt động du lịch phải có giấy phép. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: “Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế”
Bài viết tham khảo: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ
– Luât du lịch năm 2017;
– Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch;
– Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch;
– Thông tư số 13/2019/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch;
– Thông tư số 33/2018/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài
– Văn bản pháp lý khác có liên quan.
II. GIẤY PHÉP KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nói chung và kinh doanh lữ hành quốc tế nói riêng là hoạt động xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài.
Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa trừ một số hạn chế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị hạn chế kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Để xin được giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp cần thực hiện những công việc sau đây:
2.1. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Điều kiện này được quy định tại Điều 31 Luật du lịch gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
Doanh nghiệp thành lập theo quy định phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với ngành nghề thuộc nhóm lữ hành quốc tế theo Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg.
STT | TÊN NGÀNH | MÃ NGÀNH |
1 | Đại lý du lịch | 7911 |
2 | Điều hành tua du lịch Chi tiết: Kinh doanh lữ hành quốc tế | 7912 |
3 | Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch | 7990 |
4 | Dịch vụ lưu trú ngắn ngày | 5510 |
5 | Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) | 4931 |
6 | Vận tải hành khách đường bộ khác Chi tiết: Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh Vận tải hành khách đường bộ khác chưa được phân vào đâu
| 4932 |
7 | Vận tải hành khách ven biển và viễn dương | 5011 |
8 | Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Chi tiết: – Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay | 5229 |
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (Hai trăm năm mươi triệu) đồng;
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (Năm trăm triệu) đồng;
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (Năm trăm triệu) đồng.
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế;
Chuyên ngành về lữ hành được hướng dẫn tại Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL gồm:
– Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
– Quản trị lữ hành;
– Điều hành tour du lịch;
– Marketing du lịch;
– Du lịch;
– Du lịch lữ hành;
– Quản lý và kinh doanh du lịch;
– Quản trị du lịch MICE;
– Đại lý lữ hành;
– Hướng dẫn du lịch;
– Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực; Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
– Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.’
2.2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
2.2.1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định (Mẫu số 04 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định;
đ) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
2.2.2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
a) Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2.3. Lệ phí cấp giấy phép kinh doan lữ hành quốc tế
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 33/2018/TT-BTC mức thu phí, lệ phí được quy định như sau:
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
Cấp mới: 3.000.000/giấy phép
Cấp đổi: 2.000.000/giấy phép
Cấp lại: 1.500.000 đồng/giấy phép.
Bài viết tham khảo:
Các điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Cách tra cứu giấy phép lữ hành
Trên đây là bài viết của Luật Thành Đô về Giấy phép lữ hành quốc tế. Nếu quý khách muốn tư vấn chi tiết thêm vui lòng liên hệ Luật Thành Đô. Trân trọng./.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn