- Chuyên mục: Tư vấn luật dân sự
- Ngày đăng: 11/05/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Hiện nay, việc người dân sử dụng sổ đỏ để thế chấp vay tiền ngân hàng diễn ra ngày một phổ biến. Việc vay thế chấp tại ngân hàng có nhiều lợi ích như: số tiền được vay lớn (tối đa đến 100% giá trị tài sản bảo đảm), thời hạn vay tương đối dài từ 20 đến 25 năm giúp giảm gánh nặng trả nợ, lãi suất cạnh tranh với nhiều chương trình ưu đãi
Trong trường hợp vay thế chấp quyền sử dụng đất, người dân sẽ giao sổ đỏ của mình cho ngân hàng mà không thực hiện giao đất. Tuy nhiên, nhiều người trên thực tế có nhu cầu mượn sổ đỏ của người khác để đi vay. Làm như vậy có được không và trình tự thủ tục như thế nào? Sau đây Luật Thành Đô xin tư vấn cụ thể về vấn đề này:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật đất đai số 45/2013/QH13
– Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13
– Luật công chứng số 53/2014/QH13

II. TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC MƯỢN SỔ ĐỎ NGƯỜI KHÁC ĐỂ THẾ CHẤP VAY NGÂN HÀNG?
Theo khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015: Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản đó ch
o bên nhận thế chấp.
Tại điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
– Chủ thể có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Nội dung và mục đích của giao dịch dân sự không không trái đạo đức xã hội, vi phạm điều cấm của luật.
– Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định
Theo đó, trường hợp muốn vay thế chấp bằng sổ đỏ của người khác thì có thể thực hiện bằng cách: hợp đồng thế chấp vẫn do chủ sở hữu sổ đỏ tiến hành ký kết với ngân hàng, sau khi nhận được tiền thì lấy số tiền đó cho người nhờ đi thế chấp vay.
Trường hợp người mượn sổ đỏ muốn trực tiếp ký tên trong hợp đồng vay ngân hàng thì phải được người sử dụng đất ủy quyền bằng văn bản (thực chất đây là thực hiện công việc được ủy quyền)
Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Đồng thời, hợp đồng ủy quyền phải được công chứng chứng thực thì giao dịch mới có hiệu lực.
III. THỦ TỤC VAY THẾ CHẤP NGÂN HÀNG BẰNG SỔ ĐỎ CỦA NGƯỜI KHÁC
Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng ủy quyền
Theo quy định pháp luật, hợp đồng ủy quyền phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu số 01/PYC);
– Dự thảo hợp đồng ủy quyền có chữ ký của chủ sở hữu tài sản:
+) Nếu chủ tài sản là 2 người trở lên: Cần chữ ký đồng ý của tất cả mọi người sở hữu tài sản thế chấp trong hợp đồng ủy quyền
+) Nếu 1 chủ tài sản bị mất: Cần xác nhận của người thừa kế theo di chúc, nếu không có di chúc thì cần xác nhận của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng ủy quyền liên quan đến tài sản đó.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ yêu cầu công chứng, bạn nộp hồ sơ tới văn phòng công chứng để được giải quyết.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay thế chấp ngân hàng
Hồ sơ vay thế chấp sổ đỏ bao gồm:
– Giấy đề nghị vay vốn theo yêu cầu của ngân hàng/ tổ chức tín dụng
– Hồ sơ người vay và người ủy quyền: CMND / hộ chiếu , sổ hộ khẩu / giấy tạm trú, giấy chứng nhận kết hôn / đăng ký độc thân…
– Tài liệu chứng minh thu nhập: hợp đồng lao động /bảng lương có xác nhận của cơ quan / Sao kê lương của ngân hàng…
– Chứng từ sở hữu tài sản bảo đảm
– Hồ sơ phương án sử dụng tiền: hợp đồng mua nhà ở, đầu tư, kinh doanh…
Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định và phê duyệt hồ sơ, định giá tài sản thế chấp. Việc định giá có thể do nội bộ ngân hàng hay bên thẩm định giá thứ ba, thường là 1 công ty định giá do ngân hàng chỉ định. Sau khi tài sản thế chấp xác định được giá trị thì ngân hàng sẽ quyết định bạn được vay tối đa bao nhiêu tiền dựa trên giá trị tài sản này.
Bước 4: Tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp. Việc ký hợp đồng thế chấp sẽ được thực hiện dưới sự chứng kiến và xác nhận của công chứng viên.
Bước 6: Đăng ký giao dịch đảm bảo
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHO NGƯỜI KHÁC MƯỢN SỔ ĐỎ ĐỂ THẾ CHẤP VAY NGÂN HÀNG
Khoản 1 Điều 335, Bộ luật dân sự 2015 quy định về bảo lãnh như sau:
– Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Theo quy định trên, về mặt pháp lý, người cho mượn sổ đỏ để thế chấp vay ngân hàng thì người đứng tên thế chấp và có nghĩa vụ trả nợ thay người vay khi người vay không trả được nợ chính là người cho mượn sổ đỏ. Khi đó, ngân hàng sẽ yêu cầu người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh (người vay).
Trường hợp người mượn sổ đỏ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì chủ sở hữu sổ đỏ vẫn phải trả nợ cho ngân hàng theo đúng hợp đồng bảo đảm đã ký. Trả nợ xong mới được nhận lại được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình.
Người cho mượn sổ đỏ có thể yêu cầu người mượn sổ dùng một tài sản khác để đề nghị ngân hàng nhận thế chấp thay thế; hoặc phải đứng ra trực tiếp trả nợ cho ngân hàng, sau đó yêu cầu người mượn sổ của bạn trả lại tiền. Nếu người đó cố tình không trả thì có thể khởi kiện ra Toà án nhân dân cấp huyện nơi người mượn sổ của bạn sinh sống, làm việc.

Bài viết cùng chủ đề:
Thủ tục đăng ký thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề mượn sổ đỏ của người khác để thế chấp vay ngân hàng. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0919.089.888 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn