Về thành lập Trung tâm ngoại ngữ, Thông tư 03/2011/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học trong đó quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Thành Đô sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn các nội dung quy định tại Thông tư này, áp dụng đối với trung tâm ngoại ngữ.

thông tư 03 về thành lập trung tâm ngoại ngữ
Thông tư 03 về thành lập trung tâm ngoại ngữ

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG TẠI THÔNG TƯ 03 VỀ THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

1.1. Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học bao gồm: điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể; hoạt động; tổ chức và nhân sự; giáo viên; học viên; tài chính và tài sản của trung tâm ngoại ngữ, tin học; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm, quy chế này không áp dụng đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học có đầu tư của nước ngoài.

1.2. Vị trí của trung tâm ngoại ngữ

Trung tâm ngoại ngữ là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm ngoại ngữ, tin học có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng.

Về nhiệm vụ quyền hạn của trung tâm ngoại ngữ, Thông tư 03 quy định nhiệm vụ queyenf hạn của Trung tâm ngoại ngữ bao gồm:

– Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo: Chương trình ngoại ngữ; Các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ khác đáp ứng nhu cầu của người học.

– Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển trung tâm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của cả nước, địa phương và của cơ sở.

– Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu hoạt động của trung tâm.

– Thực hiện các công việc khác có liên quan đến ngoại ngữ như biên dịch, phiên dịch

– Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ cho các học viên của trung tâm đã hoàn thành chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Điều tra nhu cầu học tập ngoại ngữ trên địa bàn, nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của trung tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ.

– Quản lý tài chính, tài sản của trung tâm theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.3. Về loại hình trung tâm ngoại ngữ, tin học

Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT quy định có 02 loại hình: (1) trung tâm ngoại ngữ công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên và (2) Trung tâm ngoại ngữ tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

1.4. Về tên của trung tâm ngoại ngữ:

Việc đặt tên của trung tâm ngoại ngữ, theo quy định như sau: Đối với các trung tâm dạy ngoại ngữ: Trung tâm ngoại ngữ + tên riêng; Đối với trung tâm dạy ngoại ngữ – tin học: Trung tâm ngoại ngữ – tin học + tên riêng. Tên của trung tâm được ghi trên quyết định thành lập trung tâm, con dấu, biển hiệu và các giấy tờ giao dịch của trung tâm.

1.5. Về quản lý trung tâm ngoại ngữ

Sở giáo dục và đào tạo quản lý các trung tâm ngoại ngữ gồm: Trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc sở giáo dục và đào tạo; trung tâm ngoại ngữ do các tổ chức, cá nhân đề nghị sở giáo dục và đào tạo quyết định thành lập; Trung tâm ngoại ngữ thuộc các trường trung cấp chuyên nghiệp có trụ sở đóng tại địa phương; Trung tâm ngoại ngữ thuộc các bộ, ban, ngành, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có trụ sở đóng tại địa phương’ Các đại học, trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) và các trường cao đẳng quản lý các trung tâm ngoại ngữ do đơn vị thành lập.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ TẠI THÔNG TƯ 03 VỀ THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

2.1. Về điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ::

(1) Phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

(2). Đề án thành lập trung tâm xác định rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trung tâm.

2.2. Về thẩm quyền thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể trung tâm ngoại ngữ:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc giám đốc sở giáo dục và đào tạo (nếu được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) quyết định đối với các trung tâm trực thuộc; các trung tâm thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp; các trung tâm do các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập; Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng quyết định đối với các trung tâm trực thuộc; Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật quy định cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc. Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm thì có thẩm quyền sáp nhập, chia tách, giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học.

2.3. Về hồ sơ, trình tự và thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ

(1) Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ bao gồm:

– Tờ trình xin thành lập trung tâm;

– Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau: Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; Cơ sở vật chất của trung tâm; Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn); Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm; Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm.

(2) Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ:

– Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm, cơ quan quyết định thành lập trung tâm có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học ra quyết định thành lập.

– Nếu không đủ điều kiện thành lập trung tâm thì cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng liên quan biết lý do.

2.4. Về sáp nhập, chia tách trung tâm ngoại ngữ

Trung tâm ngoại ngữ phải đảm bảo các yêu cầu: Phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương; Đảm bảo quyền lợi của giáo viên và người học; Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

2.5. Về điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng

Thông tư 03 yêu cầu trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm của giáo viên, kỹ thuật viên, giảng dạy lý thuyết, thực hành phải đáp ứng theo quy định tại Điều 30; Số lượng giáo viên phải đảm bảo tỉ lệ trung bình không quá 25 học viên/ 1 giáo viên/ca học; Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu đảm bảo 1,5m2/học viên/ca học; Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ; có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ; được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

5 lý do nên dử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên dử dụng dịch vụ của Luật Thành Đô

Bài viết tham khảo: Các điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ

Trên đây là bài viết của Công ty Luật Thành Đô về Thông tư 03/2011/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2011 về các nội dung liên quan đến Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ. Luật Thành Đô luôn luôn hỗ trợ các doanh nghiệp đang tìm hiểu và bắt đầu thực hiện kinh doanh trung tâm ngoại ngữ trên toàn quốc bằng phương thức tư vấn qua tổng đài trực tuyến 19001958 về Thủ tục, điều kiện mở trung tâm ngoại ngữ. Quý khách hàng có thể liên hệ tới Tổng đài trên để được Luật sư của Luật Thành Đô tư vấn miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)