Giám hộ là một trong những sự kiện hộ tịch cần xác nhận vào Sổ hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014. Vậy trình tự, thủ tục chấm dứt giám hộ như thế nào? Khi nào chấm dứt việc giám hộ? Hậu quả của chấm dứt việc giám hộ? Những thắc mắc pháp lý liên quan sẽ được Luật Thành Đô giải đáp trong bài viết Thủ tục chấm dứt giám hộ.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014;

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2015.

Thủ tục chấm dứt giám hộ
Thủ tục chấm dứt giám hộ

II. CHẤM DỨT VIỆC GIÁM HỘ KHI NÀO?

Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

Việc giám hộ phải được chấm dứt tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không chấm dứt việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015, người được giám hộ bao gồm:

– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

– Người mất năng lực hành vi dân sự;

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015, việc giám hộ chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Người được giám hộ chết;

– Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

– Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

Điều 63 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định hậu quả của chấm dứt việc giám hộ như sau:

– Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.

– Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

– Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.

– Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

liên hệ luật sư tư vấn pháp luật
liên hệ luật sư tư vấn pháp luật

III. THỦ TỤC CHẤM DỨT GIÁM HỘ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

3.1. Thẩm quyền chấm dứt giám hộ

Điều 19 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 201 quy định Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.

3.2. Thủ tục chấm dứt giám hộ

Theo quy định tại Điều 22 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014, trình tự, thủ tục chấm dứt giám hộ tại Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

Bước 1: Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

IV. THỦ TỤC CHẤM DỨT GIÁM HỘ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

4.1. Thẩm quyền chấm dứt giám hộ

Theo quy định tại Điều 39 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014, Ủy ban nhân dân cấp huyện đã đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam thì thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.

4.2. Thủ tục chấm dứt giám hộ

Theo quy định tại Điều 42 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014, trình tự, thủ tục chấm dứt giám hộ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:

Bước 1: Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trích lục cho người yêu cầu.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ của luật thành đô

Bài viết cùng chủ đề:

Thủ tục đăng ký giám hộ theo quy định hiện hành

Thủ tục đăng ký khai tử (quy định năm 2021)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Thủ tục chấm dứt giám hộ. Mọi vướng mắc bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 19001958 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật Thành Đô.

5/5 - (1 bình chọn)