Điều kiện đầu tư kinh doanh là những yêu cầu, tiêu chuẩn mà doanh nghiệp phải đáp ứng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Trong đó điều kiện về ngành, nghề đầu tư là một trong những yêu cầu mà nhà đầu tư phải đáp ứng khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Bài viết dưới đây của Luật Thành Đô sẽ giúp các nhà đầu tư nắm rõ hơn quy định “Điều kiện về ngành nghề đầu tư tại Việt Nam”.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật Đầu tư năm 2020;

– Luật doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 26/03/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều kiện về ngành nghề đầu tư tại Việt Nam
Điều kiện về ngành nghề đầu tư tại Việt Nam

II. ĐIỀU KIỆN VỀ NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

2.1. Nhà đầu tư không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh

Theo quy định tại điều 6 của Luật đầu tư năm 2020, Phụ lục kèm theo Luật đầu tư và Điều 10 Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 26/03/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, thì danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam hiện nay bao gồm:

(1) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục I của Luật đầu tư năm 2020 ;

(2) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật theo quy định tại Phụ lục II của Luật đầu tư năm 2020 ;

(3) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đẩu tư;

(4) Kinh doanh mại dâm;

(5) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;;

(6) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

(7) Kinh doanh pháo nổ;

(8) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Như vậy, khi tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, các nhà đầu tư bao gồm cá nhâm tổ chức trong nước và nước ngoài đều phải tuân thủ quy định và không được phép kinh doanh các ngành nghề bị cấm nêu trên.

2.2. Nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

Theo quy định tại khoản 1 điều 7 Luật đầu tư năm 2020 thì ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Danh mục ngành nghề đầu tư có điều kiện được liệt kê cụ thể tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020, khi thực hiện đầu tư kinh doanh các ngành nghề này, nhà đầu tư phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.

2.3. Nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ quy định về ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và hạn chế về tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó được quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được công bố tại Phụ lục I của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định như sau:

– Trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

– Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường.

– Đối với các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường.

– Điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng như sau:

+ Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật Việt Nam) không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước;

+ Trường hợp pháp luật Việt Nam đã có quy định về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề đó thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.

– Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ được ban hành (sau đây gọi chung là văn bản mới ban hành) có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các điều kiện đó được áp dụng như sau:

+ Nhà đầu tư nước ngoài đã được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường trước ngày văn bản mới ban hành có hiệu lực được tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư theo các điều kiện đó.

Trường hợp thành lập tổ chức kinh tế mới, thực hiện dự án đầu tư mới, nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, ngành, nghề mà theo quy định của văn bản mới ban hành phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì phải đáp ứng điều kiện đó.

Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không xem xét lại điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề mà nhà đầu tư đã được chấp thuận trước đó;

+ Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư sau thời điểm văn bản mới được ban hành có hiệu lực phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của văn bản đó.

– Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề đó.

– Nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.

– Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế về đầu tư có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư đó thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam thì được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo điều ước đó.

– Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện tiếp cận thị trường thì được lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường đối với tất cả các ngành, nghề kinh doanh theo một trong các điều ước đó.

Trường hợp đã lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo một điều ước quốc tế về đầu tư (gồm cả điều ước được ký mới hoặc được sửa đổi, bổ sung sau ngày điều ước đó có hiệu lực mà nhà đầu tư đó thuộc đối tượng áp dụng) thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo toàn bộ quy định của điều ước đó.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề điều kiện về ngành nghề đầu tư:

đầu tư sản xuất công nghệ cao

ngành nghề đầu tư có điều kiện

ngành nghề chưa cam kết

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thành Đô liên quan đến nội dung “ Điều kiện về ngành nghề đầu tư tại Việt Nam” theo Luật đầu tư năm 2020. Quý nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể tham khảo bài viết của Luật Thành Đô. Nếu cần tư vấn đầu tư, giải đáp các thắc mắc về đầu tư, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 0919 089 888 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết này