Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhạna đăng ký doanh nghiệp. Để nhà đầu tư nắm bắt được quy định này, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì”

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì

II. GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ

Căn cứ khoản 15 điều 4 Luật doanh nghiệp quy định:

“15. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.”

Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp, nhằm mục đích xác lập tư cách chủ thể cho doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế thì sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập tổ chức kinh tế.

III. HỒ SƠ, THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho tổ chức kinh tế của mình, hồ sơ thành lập bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần;

– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

– Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức

– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

Cơ quan thực hiện: Cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Trình tự, thủ tục: Sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận cho nhà đầu tư.

Sau 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hồ sơ hợp lệ và nhà đầu tư tới bộ phận một cửa của Phòng ĐKKD để nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Sau khi sửa đổi phù hợp nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong trường hợp nhà đầu tư không sửa đổi trong thời hạn 30 ngày làm việc thì hồ sơ sẽ bị hủy bỏ và các thông tin trên hồ sơ cũng sẽ không được Phòng đăng ký kinh doanh ghi nhận, nhà đầu tư cần thực hiện lại các bước từ chuẩn bị hồ sơ và nộp lại nếu vẫn có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề:

Thành lập doanh nghiệp là gì?

Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp là gì?

Trên đây là tư vấn của Luật Thành Đô liên quan đến thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quý khách hàng gặp khó khăn về thủ tục này vui lòng liên hệ Công ty Luật Thành Đô để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất.

Đánh giá bài viết này