Mục tiêu quy mô dự án đầu tư là những yếu tố mà nhà đầu tư cần phải xác định ngay tại thời điểm đề xuất dự án đầu tư và phải duy trì xuyên suốt quá trình triển khai dự án (trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh). Với mong muốn giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về hồ sơ điều chỉnh mục tiêu quy mô dự án đầu tư, Luật Thành Đô trân trọng gửi tới Quý khách hàng bài viết “Hồ sơ điều chỉnh mục tiêu quy mô dự án đầu tư” để Quý khách hàng tham khảo.

Hồ sơ điều chỉnh mục tiêu quy mô dự án đầu tư
Hồ sơ điều chỉnh mục tiêu quy mô dự án đầu tư

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật đầu tư số 61/2020/QH14;

– Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.

– Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

II. HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU QUY MÔ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

Khi thực hiện thủ tục điều chỉnh mục tiêu, quy mô dự án đầu tư trên Giấy phép đầu tư, Nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh mục tiêu quy mô dự án đầu tư với đầy đủ các giấy tờ sau:

STT Tên hồ sơ Ghi chú
1 Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (nêu rõ điều chỉnh mục tiêu quy mô dự án đầu tư) Khách hàng cung cấp thông tin theo sự hướng dẫn của Luật Thành Đô, Luật Thành Đô hỗ trợ Khách hàng soạn thảo
2 Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh Khách hàng cung cấp thông tin theo sự hướng dẫn của Luật Thành Đô, Luật Thành Đô hỗ trợ Khách hàng soạn thảo
3 Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức Khách hàng cung cấp thông tin theo sự hướng dẫn của Luật Thành Đô, Luật Thành Đô hỗ trợ Khách hàng soạn thảo
4 – Ngoài ra, trong hồ sơ đề nghị, nhà đầu tư giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh mục tiêu quy mô đầu tư như sau:

+ Giải trình ngành nghề (mục tiêu) đầu tư;

+ Thuyết minh năng lực tài chính khi bổ sung ngành/nghề đầu tư (số vốn đã dùng để thực hiện cho mục tiêu hiện tại có đủ để đầu tư cho việc bổ sung ngành nghề mới không?)

Khách hàng cung cấp thông tin theo sự hướng dẫn của Luật Thành Đô, Luật Thành Đô hỗ trợ Khách hàng soạn thảo
5 Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; Khách hàng cung cấp theo sự hướng dẫn của Luật Thành Đô
6 Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; Khách hàng cung cấp thông tin theo sự hướng dẫn của Luật Thành Đô, Luật Thành Đô hỗ trợ Khách hàng soạn thảo
7 Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC Khách hàng cung cấp thông tin theo sự hướng dẫn của Luật Thành Đô
8 Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có). Khách hàng cung cấp thông tin theo sự hướng dẫn của Luật Thành Đô (nếu có)
9 Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (nếu có) Khách hàng cung cấp thông tin theo sự hướng dẫn của Luật Thành Đô, Luật Thành Đô hỗ trợ Khách hàng soạn thảo

Tùy thuộc vào từng dự án, nhà đầu tư cần chuẩn bị số lượng bộ hồ sơ như sau:

– Đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ điều chỉnh mục tiêu quy mô dự án đầu tư nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư.

– Đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Nhà đầu tư cần chuẩn bị 04 bộ hồ sơ điều chỉnh mục tiêu quy mô dự án đầu tư nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư.

– Đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Nhà đầu tư cần chuẩn bị 08 bộ hồ sơ điều chỉnh quy mô dự án đầu tư nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư.

– Đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Nhà đầu tư cần chuẩn bị 04 bộ hồ sơ nộp cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Lưu ý: Trong trường hợp điều chỉnh tăng quy mô dự án đầu tư làm tăng công suất, sản phẩm thuộc trường hợp phải xin kế hoạch bảo vệ môi trường/Đánh giá tác động môi trường (DTM) thì nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép liên quan đến môi trường tương ứng.

Điều chỉnh mục tiêu hoặc tăng quy mô dự án không nhất định phải tăng tổng vốn đầu tư nếu nhà đầu tư giải trình được nguồn vốn hiện có đủ điều kiện thực hiện dự án sau khi điều chỉnh mục tiêu quy mô dự án.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

III. PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU QUY MÔ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, nhà đầu tư có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện thủ tục điều chỉnh mục tiêu, quy mô dự án đầu tư trên giấy phép đầu tư.

Bài viết liên quan:

Thủ tục điều chỉnh mục tiêu quy mô dự án đầu tư 

Bổ sung mục tiêu cho thuê nhà xưởng dư thừa

Cách điều chỉnh mục tiêu hoạt động dự án đầu tư 

Trên đây là toàn bộ nội dung pháp lý liên quan đến Hồ sơ điều chỉnh mục tiêu, quy mô dự án đầu tư trên Giấy phép đầu tư. Nếu có bất cứ vướng mắc liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết.

Trân trọng./.

Đánh giá bài viết này